Theo Ars Technica, Musk từng bất ngờ yêu cầu toàn bộ nhân viên làm việc tại nhà máy của SpaceX tại họp khẩn lúc 1h sáng.
Tỷ phú Elon Musk, người đang điều hành hãng xe điện Tesla và công ty công nghệ vũ trụ SpaceX, vốn nổi tiếng với việc luôn đặt ra những mục tiêu không tưởng. Rạng sáng một ngày chủ nhật vào tháng 2/2020, CEO SpaceX đã tổ chức cuộc họp lạ lùng này vì muốn biết lý do nhà máy không làm việc 24/7 để sản xuất hệ thống tên lửa Starship.
Nhóm nhân viên sau đó đã giải thích rằng họ cần thêm người để xoay ca làm việc. Chỉ trong vòng 2 ngày sau, SpaceX đã tuyển dụng 252 công nhân, nâng số người tại nhà máy lên gấp đôi, Ars Technica cho biết.
Đây chính là viễn cảnh thực tế khi làm việc cho Musk.
Áp lực tạo nên thành công
Chủ tịch Gwynne Shotwell của SpaceX gia nhập hãng tên lửa vào năm 2002 với vai trò là nhân viên số 7. 15 năm sau, khi được hỏi bà vẫn cho biết mình thích làm việc cho Musk. Tuy nhiên, nữ chủ tịch thừa nhận công việc này rất khắc nghiệt.
“Rất dễ thấy lịch trình sinh hoạt của Elon Musk rất căng thẳng. Nhưng nhờ vậy mà nhân viên chúng tôi hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn”, Shotwell chia sẻ trong một buổi hội thảo TED vào năm 2018.
“Tôi cho rằng nếu chỉ đổ hàng đống thời gian và tiền bạc thì chưa chắc sẽ thu được thành quả gì lớn lao. Vì thế, việc tạo áp lực lên nhân viên thật sự rất quan trọng”, nữ kỹ sư tài năng giải thích thêm.
Bà cũng cho biết mình đã phải học cách lắng nghe và ngẫm nghĩ trước khi bác bỏ bất cứ yêu cầu “ngang ngược” nào của Musk.
“Mỗi lần Musk nói điều gì đó, chúng tôi cần phải dừng lại một chút để không buột miệng trả lời ‘Chà, ý tưởng này không khả thi tí nào đâu’ hay ‘Chúng ta không cách nào làm được điều này’”. Điều một cấp dưới của Musk nên làm lúc này là im lặng, suy nghĩ và tìm cách để thực hiện điều đó, Shotwell đưa ra lời khuyên.
Max Hodak, CEO của Neuralink, công ty công nghệ khoa học thần kinh do Elon Musk sáng lập, cũng trải qua những điều tương tự.
“Elon Musk là một người rất lạc quan. Anh ấy sẽ xuyên thủng mọi giới hạn và mở ra những khả năng mới và chúng đều đã trở thành hiện thực”, Hodak tâm sự vào năm 2019 tại Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.
Trong một bài đăng tuyển dụng nhân tài trên Twitter, Elon Musk cũng thẳng thắn nói rằng làm việc với mình sẽ rất áp lực.
“Ngoài kia thiếu gì nơi làm việc dễ thở hơn. Nhưng làm việc 40 giờ/tuần là chẳng đủ để thay đổi thế giới. Nhưng một khi bạn thích điều bạn làm, công việc sẽ không chỉ đơn thuần là công việc”, vị CEO chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Tự "làm gương" về thời gian biểu
Elon Musk cũng từng tiết lộ lịch trình làm việc dày đặc của mình với tờ New York Times. Ông thừa nhận mình làm việc 120 giờ/tuần và chưa có một tuần nghỉ ngơi nào kể từ trận sốt rét năm 2001.
"Có lúc tôi thậm chí còn không rời khỏi nhà máy trong vòng 3 hoặc 4 ngày”, Musk cho biết. Điều này đã khiến ông không thể gặp gỡ bạn bè và con cái. Elon Musk tiết lộ có giai đoạn ông làm việc tới 120 giờ/tuần, gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Ảnh: .
Mặt khác, vì thiếu thời gian nghỉ ngơi nên năng suất làm việc của vị tỷ phú đã giảm. Sau đó, ông đành phải “cắt giảm” thời gian dành cho công việc xuống còn 80-90 giờ/tuần và cảm thấy “cân bằng và bền vững” với số giờ làm việc này. “Bạn sẽ phát điên nếu bạn làm việc 120 giờ một tuần", Musk trả lời phỏng vấn của Recode.
Là một người “tham công tiếc việc”, Musk còn đặt ra những yêu cầu không tưởng với cấp dưới của mình. Theo Bloomberg, một số nhân viên của Tesla làm việc nhiều đến mức họ dáng đi của họ vật vờ và ánh nhìn vô định như những con zombie. Nước tăng lực được hãng cung cấp miễn phí để công nhân không đuối sức sau 12-16 tiếng làm việc liên tục.
Reuters cũng cho biết nhân viên tại Tesla đã phải chịu đựng môi trường làm việc căng thẳng trong nhiều giờ liền để hoàn thành chỉ tiêu sản xuất Tesla Model 3 vào cuối tháng 6/2018. Nhiều người thậm chí còn phải làm thêm giờ vào cuối tuần.
Và trên tinh thần như vậy nhân viên của VTOC group luôn làm việc rất hăng say với tinh thần '' Hết việc chứ không hết giờ''.